Nội dung
Cụm từ “Chứng minh tài chính” đang ngày càng trở nên phổ biến trong giới du học sinh. Đây là yêu cầu bắt buộc để bạn có thể xin visa du học và xách ba lô lên đường. Vậy mục đích của công việc này là gì và bạn cần tiến hành ra sao? Trong bài viết dưới đây, các chuyên gia tư vấn du học của FINCAP sẽ cùng các bạn tìm hiểu và chinh phục những khó khăn sẽ gặp phải khi tiến hành công việc “ chứng minh tài chính du học ”.

1. Vì sao bạn phải chứng minh tài chính khi đi du học ?
Việc chứng minh tài chính khi đi du học, nhất là tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển như Anh, Mỹ, Úc, Canada, … là yêu cầu bắt buộc. Điều này ngày càng được siết chặt do tình trạng mượn danh nghĩa đi du học để sang làm việc hoặc định cư bất hợp pháp đang tăng cao.
Thực chất, việc chứng minh tài chính nhằm thiết lập sự tin tưởng với Đại sứ quán và Cục xuất nhập cảnh của các nước về khả năng kinh tế của gia đình mình. Khi kinh tế gia đình bạn đủ mạnh đồng nghĩa với việc kinh phí cho suốt quá trình học tập của bạn sẽ được cung cấp đầy đủ. Các bạn sẽ có thể tập trung vào việc học thay vì lo lắng đi làm thêm để đóng học phí, trang trải chi phí sinh hoạt,… Sự đảm bảo này như một cam kết với các nhà chức trách rằng, tôi sang đây chỉ với mục đích học tập chứ không phải để đi làm kiếm tiền hay có bất cứ ý định nào khác.
2. Làm cách nào để chứng minh tài chính
Để có thể chứng minh tài chính du học, một số giấy tờ có giá trị cần phải được cung cấp cho Đại sứ quán và Cục xuất nhập cảnh để các cơ quan này có thể đánh giá được khả năng tài chính của du học sinh và gia đình. Thông thường, đó là các loại giấy tờ sau:
Mở sổ tiết kiệm chứng minh tài chính
Đây là hình thức đơn giản và nhanh gọn nhất. Một quyển sổ tiết kiệm sẽ dễ dàng cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền các thông tin có tính xác thực nhất, thay vì phải mang tới các cơ quan này toàn bộ số tiền mà gia đình đang tích trữ. Bởi vì tiền mặt có thể được vay mượn từ người này sang người khác, sổ tiết kiệm có thể cho thấy sự tích lũy tài sản thật sự.
Thông thường, các Đại Sứ Quán/Lãnh Sự Quán sẽ yêu cầu số tiền trong sổ tiết kiệm tối thiểu phải bằng chi phí cho 1 năm học đầu tiên của bạn tại nước ngoài. Ví dụ, khi đi học Đại học/Thạc sĩ tại Anh Quốc, số tiền trong sổ tiết kiệm ít nhất phải bằng học phí và chi phí sinh hoạt năm đầu tiên. Chẳng hạn, nếu tới London học tập, với mức học phí là 10,000 GBP và mức chi phí sinh hoạt theo yêu cầu là 1,020GBP/tháng, du học sinh sẽ cần: 10,000 + 1,020 x 9 (tháng) = 19,180 GBP.
Chứng minh thu nhập hàng tháng
Không chỉ xem qua sổ tiết kiệm, các nhà chức trách còn muốn tìm hiểu nguồn gốc số tiền trong sổ đó từ đâu ra. Một gia đình chẳng thể nào tự nhiên lại có một khoản tiền lớn tới như vậy mà không có thời gian tích lũy. Bên cạnh đó, Đại Sứ Quán cần một điều gì đó đảm bảo rằng, dù không có sổ tiết kiệm, gia đình vẫn có đủ tài chính để cung cấp cho con cái họ trong khoảng thời gian học tập tại nước ngoài. Và nguồn thu nhập hàng tháng của người bảo lãnh chính là sự đảm bảo chắc chắn nhất. Nguồn thu nhập này có thể từ lương tháng, lợi nhuận kinh doanh, cổ tức, thu nhập từ việc cho thuê nhà, thuê xe,…
Tuy vậy, không phải là càng có nhiều tiền trong sổ tiết kiệm thì việc chứng minh tài chính du học sẽ càng dễ dàng hơn. Tiền tích lũy càng nhiều thì việc chứng minh nguồn gốc của chúng (hay chính là nguồn thu nhập thường xuyên của gia đình ) sẽ càng dài và phức tạp hơn. Vậy nên để thuận lợi cho quá trình xét duyệt và cấp visa du học, du học sinh được khuyến khích tìm hiểu thật kỹ số tiền cần chứng minh để chuẩn bị cho vừa đủ.
Chứng minh tài sản có giá trị
Bên cạnh sổ tiết kiệm và thu nhập hàng tháng, nếu du học sinh và gia đình đang sở hữu những tài sản có giá trị lớn như bất động sản, nhà chức trách cũng có thể yêu cầu bổ sung giấy tờ để tăng tỉ lệ thành công khi xét duyệt visa.
Với những tài sản như thế này, cần phải nộp giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu đất (sổ đỏ mang tên cha mẹ – người bảo lãnh tài chính) hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu phương tiện đi lại như ô tô. Tất nhiên, đây chỉ là giấy tờ để khẳng định khả năng tài chính chứ không dùng để chi trả cho quá trình học tập.
Trên thực tế, mỗi học sinh đều có hồ sơ tài chính khác nhau và việc giải trình, chứng minh cũng sẽ khác nhau. Do đó, Để được tư vấn các thông tin hữu ích trong việc giải quyết thủ tục này, hãy liên hệ ngay với FINCAP nhé các bạn.
Trả lời